“Phụ lục I DANH MỤC VÀ TỶ LỆ SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ QUY HOẠCH ______________
I. QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUỐC GIA
A. Sơ đồ in tỷ lệ 1:4.000.000
Sơ đồ vị trí địa lý và mối quan hệ giữa Việt Nam với khu vực và thế giới.
B. Sơ đồ, bản đồ số và sơ đồ, bản đồ in tỷ lệ 1:100.000 – 1:1.000.000
1. Các bản đồ về hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, dân cư, hệ thống kết cấu hạ tầng quan trọng cấp quốc gia và liên vùng.
2. Sơ đồ đánh giá tổng hợp đất đai theo các mục đích sử dụng.
3. Sơ đồ định hướng phân vùng và liên kết vùng.
4. Sơ đồ định hướng phát triển ngành hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia.
5. Sơ đồ định hướng phát triển ngành hạ tầng xã hội cấp quốc gia.
6. Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia.
7. Sơ đồ định hướng sử dụng tài nguyên quốc gia.
8. Sơ đồ định hướng bảo vệ môi trường quốc gia.
9. Sơ đồ định hướng phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
10. Sơ đồ định hướng phát triển không gian quốc gia.
11. Sơ đồ định hướng sử dụng đất quốc gia.
12. Sơ đồ bố trí không gian các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch.
II. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN QUỐC GIA
A. Sơ đồ in tỷ lệ 1:4.000.000
Sơ đồ vị trí địa lý và mối quan hệ giữa Việt Nam với khu vực và thế giới.
B. Sơ đồ, bản đồ số và sơ đồ, bản đồ in tỷ lệ 1:100.000 – 1:1.000.000
1. Các bản đồ về hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, dân cư, hệ thống kết cấu hạ tầng quan trọng trong phạm vi không gian biển.
2. Sơ đồ định hướng khai thác và sử dụng tài nguyên trong phạm vi không gian biển.
3. Sơ đồ định hướng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi không gian biển.
4. Sơ đồ định hướng phát triển kết cấu hạ tầng xã hội trong phạm vi không gian biển.
5. Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn trên vùng đất ven biển và các đảo.
6. Sơ đồ định hướng phân vùng sử dụng không gian biển quốc gia.
7. Sơ đồ định hướng bảo vệ môi trường không gian biển quốc gia.
8. Sơ đồ định hướng phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong phạm vi không gian biển quốc gia.
9. Sơ đồ định hướng tổ chức không gian biển quốc gia.
III. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC GIA
A. Sơ đồ, bản đồ số và sơ đồ, bản đồ in tỷ lệ 1:100.000 – 1:1.000.000
1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quốc gia.
2. Sơ đồ định hướng sử dụng đất quốc gia.
3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
B. Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:50.000 – 1:250.000
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo vùng.
IV. QUY HOẠCH NGÀNH KẾT CẤU HẠ TẦNG QUỐC GIA
A. Sơ đồ in tỷ lệ 1:4.000.000
Sơ đồ vị trí địa lý và mối quan hệ của kết cấu hạ tầng quốc gia với khu vực và quốc tế.
B. Sơ đồ, bản đồ số và sơ đồ, bản đồ in tỷ lệ 1:25.000 – 1:250.000
1. Bản đồ hiện trạng ngành kết cấu hạ tầng quốc gia.
2. Sơ đồ định hướng phát triển ngành kết cấu hạ tầng quốc gia.
3. Sơ đồ bố trí không gian các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư của ngành.
C. Sơ đồ, bản đồ số và sơ đồ, bản đồ in tỷ lệ 1:5.000 – 1:100.000
1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các khu vực trọng điểm của ngành kết cấu hạ tầng quốc gia.
2. Sơ đồ định hướng sử dụng đất các khu vực trọng điểm của ngành kết cấu hạ tầng quốc gia.
V. QUY HOẠCH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN QUỐC GIA
A. Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ:
a) Sơ đồ, bản đồ số và sơ đồ, bản đồ in tỷ lệ 1:50.000 – 1:250.000
1. Bản đồ tổng hợp điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xã hội, hiện trạng tài nguyên và môi trường vùng bờ.
2. Bản đồ hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ.
3. Sơ đồ phân vùng chức năng vùng bờ.
4. Bản đồ các khu vực chồng lấn, mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ.
5. Bản đồ quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
b) Bản đồ số và bản đồ in các khu vực trọng điểm (nếu có). Tỷ lệ không nhỏ hơn 1:25.000.
B. Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản:
Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:50.000
Bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản.
C. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản:
Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:50.000 – 1:500.000
1. Bản đồ khoanh định khu vực hoạt động khoáng sản, khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia.
2. Bản đồ khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng cần đầu tư thăm dò, khai thác*.
3. Bản đồ chi tiết các khu vực trọng điểm về thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản*.
(*) Lưu ý:
– Việc khoanh định chi tiết khu vực mỏ chỉ áp dụng đối với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
– Khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản được quy hoạch giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia.
D. Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia:
Sơ đồ, bản đồ số và sơ đồ, bản đồ in tỷ lệ 1:100.000 – 1:1.000.000
1. Bản đồ tổng hợp hiện trạng tài nguyên nước quốc gia.
2. Sơ đồ định hướng phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước.
Đ. Quy hoạch lâm nghiệp:
a) Sơ đồ, bản đồ số và sơ đồ, bản đồ in tỷ lệ 1:100.000 – 1:1.000.000
1. Bản đồ hiện trạng rừng.
2. Bản đồ hiện trạng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp.
3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho phát triển lâm nghiệp.
4. Bản đồ quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất.
5. Sơ đồ định hướng phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp.
6. Sơ đồ định hướng sử dụng đất cho phát triển lâm nghiệp.
b) Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:50.000
Bản đồ quy hoạch khu rừng đặc dụng.
E. Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản:
a) Sơ đồ, bản đồ số và sơ đồ, bản đồ in tỷ lệ 1:100.000 – 1:1.000.000
1. Bản đồ hiện trạng quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
2. Sơ đồ phân vùng khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
b) Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:50.000
Bản đồ khoanh định khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển; khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn; khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu.
G. Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh:
a) Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:100.000
1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quốc phòng/đất an ninh.
2. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc phòng/đất an ninh.
3. Bản đồ khu vực đất quốc phòng/đất an ninh giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế – xã hội.
b) Sơ đồ, bản đồ số và sơ đồ, bản đồ in tỷ lệ 1:50.000
1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quốc phòng/đất an ninh của các khu vực trọng điểm.
2. Sơ đồ định hướng sử dụng đất quốc phòng/đất an ninh của các khu vực trọng điểm.
VI. QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA
Sơ đồ, bản đồ số và sơ đồ, bản đồ in tỷ lệ 1:50.000 – 1:1.000.000
1. Các bản đồ về hiện trạng phân vùng môi trường; hiện trạng bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; hiện trạng các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh; hiện trạng mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh.
2. Sơ đồ định hướng phân vùng môi trường.
3. Sơ đồ định hướng các khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
4. Sơ đồ định hướng mạng lưới các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh.
5. Sơ đồ định hướng mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh.
VII. QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC QUỐC GIA
Sơ đồ, bản đồ số và sơ đồ, bản đồ in tỷ lệ 1:50.000 – 1:1.000.000
1. Các bản đồ về hiện trạng cảnh quan sinh thái quan trọng; hiện trạng khu vực có đa dạng sinh học cao; hiện trạng hành lang đa dạng sinh học; hiện trạng khu bảo tồn thiên nhiên; hiện trạng cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; hiện trạng vùng đất ngập nước quan trọng.
2. Sơ đồ định hướng bảo tồn cảnh quan sinh thái quan trọng.
3. Sơ đồ định hướng bảo tồn các khu vực có đa dạng sinh học cao.
4. Sơ đồ định hướng bảo tồn hành lang đa dạng sinh học.
5. Sơ đồ định hướng các khu bảo tồn thiên nhiên.
6. Sơ đồ định hướng phát triển các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
7. Sơ đồ định hướng bảo tồn vùng đất ngập nước quan trọng.
VIII. QUY HOẠCH VÙNG
A. Sơ đồ in tỷ lệ 1:1.000.000
Sơ đồ vị trí và các mối quan hệ của vùng.
B. Sơ đồ, bản đồ số và sơ đồ, bản đồ in tỷ lệ 1:250.000 – 1:500.000 (tùy theo hình dạng và diện tích của vùng)
1. Các bản đồ về hiện trạng phát triển vùng.
2. Sơ đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn.
3. Sơ đồ phương hướng tổ chức không gian và phân vùng chức năng.
4. Sơ đồ phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng xã hội*.
5. Sơ đồ phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật*.
6. Sơ đồ phương hướng sử dụng tài nguyên*.
7. Sơ đồ phương hướng bảo vệ môi trường*.
8. Sơ đồ phương hướng phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu*.
9. Sơ đồ vị trí các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch.
10. Bản đồ chuyên đề (nếu có).
(*) Lưu ý: Tùy vào điều kiện khác biệt của từng vùng có thể lập các sơ đồ riêng cho các đối tượng của ngành hoặc loại tài nguyên để đảm bảo thể hiện được nội dung quy hoạch trên sơ đồ.
IX. QUY HOẠCH TỈNH
A. Sơ đồ in tỷ lệ 1:250.000 – 1:1.000.000 (tùy theo hình dạng và diện tích của tỉnh)
Sơ đồ vị trí và các mối quan hệ của tỉnh.
B. Sơ đồ, bản đồ số và sơ đồ, bản đồ in tỷ lệ 1:25.000 – 1:100.000 (tùy theo hình dạng và diện tích tỉnh)
1. Các bản đồ về hiện trạng phát triển.
2. Sơ đồ đánh giá tổng hợp đất đai theo các mục đích sử dụng.
3. Sơ đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn.
4. Sơ đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng.
5. Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội.
6. Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
7. Sơ đồ, bản đồ phương án phân bổ và khoanh vùng các chỉ tiêu sử dụng đất*.
8. Sơ đồ, bản đồ phương án thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên*.
9. Sơ đồ phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu.
10. Sơ đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện.
11. Sơ đồ vị trí các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch.
12. Sơ đồ, bản đồ chuyên đề (nếu có).
C. Sơ đồ, bản đồ số và sơ đồ, bản đồ in tỷ lệ 1:10.000 – 1:25.000
1. Bản đồ hiện trạng khu vực trọng điểm của tỉnh (nếu có).
2. Sơ đồ định hướng phát triển khu vực trọng điểm của tỉnh (nếu có).
(*) Lưu ý: Tùy vào điều kiện khác biệt của từng tỉnh có thể lập các sơ đồ, bản đồ riêng cho các đối tượng của ngành hoặc loại tài nguyên để đảm bảo thể hiện được nội dung quy hoạch trên sơ đồ, bản đồ.”.
Nguồn: https://lambaocaotaichinh.com
Danh mục: Blog
Bình luận mới nhất